top of page
Nguyễn Thất-Khê

Chúa ở khắp mọi nơi, sao phải đến nhà thờ.


Chúa ở khắp mọi nơi, sao phải đến nhà thờ.

(Và phần sau là xưng tội, chiu lễ và rắc rối hôn nhân).


Đề tài: Chúa ở khắp mọi nơi, sao phải đến nhà thờ hoặc câu nói hoặc đi lễ ngày nào cũng bằng đó kinh kệ như nhau không có gì khác, vậy sao phải đi mãi.


Những câu nói trên đây là những đề tài ta thường nghe nhiều ở một số bạn trẻ. Những người này, có thể là họ thành thật nghĩ đơn giản như vậy, cũng có người có ý chỉ trích, nhưng nói chung thì chỉ vì họ không hiểu rõ ràng về giáo lý.

Không hiểu biết giáo lý đầy đủ là một thiếu sót lớn trong việc giữ đạo, nhiều người chỉ được học giáo lý ở cấp rất đơn giản là xưng tội lần đầu và Thêm sức rồi sau đó là kinh kệ và nghe bài giảng trong lễ và coi đó đó lại hiểu đủ nhưng tiếc thay, đối với xã hội hôm nay thì ta phải học hỏi nhiều hơn nữa, nhất là giới trẻ nhiều va chạm với xã hội văn minh này.

Ngày còn trẻ, chúng tôi cũng đã từng trải qua những sinh hoạt như các bạn và nay chúng tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm và học hỏi của chúng tôi và các bạn như sau:


Con người có các phần khác nhau như: Thể xác, Trí tuệ và Tâm linh.

- Về thể chất thì ta có bản năng là đói thì tìm đồ ăn. Việc này rất tự động không cần ai thúc giục.

- Về trí tuệ thì khác hơn một chút, ví dụ đi học để biết chữ nghĩa rồi lấy bằng cấp để có cuộc sống tốt hơn. Lãnh vực này có người chăm chỉ hơn có người không muốn học nghĩa là không có động lực thúc bách nào cả.

- Về tâm linh thì lại càng dễ lười biếng hơn vì món ăn tinh thần này không có dạ dày để biết đói và đòi ăn, vậy ta phải tập luyện để cho tâm linh của ta biết đói ăn, tại sao:

Con người là một con vật cao quý hơn mọi loài vì nó có phần tâm linh vậy muốn giữ được sự cao quý của một con người ta phải nuôi dưỡng cuộc sống tâm linh để bảo trì được cái phần cao quý của ta.


Những cấp độ của cuộc sống tâm linh:

Mọi người sinh ra đều tự nhiên nhận biết “Luật tự nhiên”: Biết tốt xấu, lành dữ, yêu thương cha mẹ, anh em và đồng loại. Khi lớn lên con người cũng tự nhiên có Ý thức trách nhiệm và bổn phận làm người: bổn phận làm cha mẹ với con cái, bổn phận vợ chồng và bổn phận với người chung quanh.

Và tiến lên giới hạn siêu nhiên, con người đã đi tìm đấng Tạo-hóa để tìm giải thích ra nguồn gốc con người và vạn vật.

Trong hành trình thiêng liêng này con người đã trải qua nhiều loại Thần-tiên khác nhau gồm cả mê tín, di đoan và rồi con người đã khám phá ra Thượng-đế là Thiên-chúa.

Đạo thiên chúa có nguồn gốc từ thời Cứu-ước và từ hai hơn hai ngàn năm nay là đạo Công-giáo.

Đạo Công-giáo đã trải qua nhiều thử thách ngay từ ngày đầu lập giáo và vẫn được tôi luyện và tích trữ kho tàng chân lý cho nhân loại. Những kho tàng văn học triết lý, thần học cao siêu đã bảo đảm cho ta một nền tảng vững vàng về Đức-tin.

Trình bày đến đây, chúng tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng: Nên tìm hiểu và học hỏi thêm để tìm cách lý giải cho mọi thắc mắc của mình.

(Xin xem thêm bài “Tại sao tôi tin Chúa”, trong website “NhómBảoHòaLA.com”, mục lục phụ “Tâm linh và luân lý).

Con người là một vật cao quý trên mọi loài: Chúng ta phải tập ý thức rằng con người phải có bổn phận thiêng liêng và trách nhiệm với Thiên-chúa, và, phải Ý thức mạnh mẽ rằng có cuộc sống đời sau, có thưởng phạt, có phán xét, có Thiên-đàng, Hỏa-ngục.

Và hiện tại trong đời sống hằng ngày chúng ta phải sống đạo một cách đúng đắn.

Như trên đã nói, khi thân xác đói thì nó thúc đẩy ta đi tìm đồ ăn, tinh thần ta cũng cần đồ ăn nhưng nó không biết đói mà ta phải tập cho nó biết đói và cần đồ ăn tinh thần thiêng liêng.

Ngay cả từ cấp độ tự nhiên của con người, ta cũng phải tập luyện để sống đạo đức của một con người biết Nhân Nghĩa, nâng cao trí tuệ v.v. thì cấp bậc siêu nhiên, ta cũng phải ý thức bổn phận sống đạo, phải biết nuôi dưỡng tâm hồn bằng lời Chúa và phép Thánh-thể là của ăn tối cao của đạo Công-giáo. vậy ta phải đi lễ để có thể gặp Thánh-thể vì vì chỉ có trong Thánh-lễ mới có Thánh-thể.

Có biết bao bài vở tài liệu về Thánh-lễ và Thánh-thể rất hay rất có ý nghĩa, nhưng điều thiếu sót là hai loại bài này thiếu một gạch nối để liên hệ Thánh-lễ vào Thánh-thể vì muốn ruớc lễ thì phải đi dự lễ vì chỉ có trong Thánh-lễ mới có Thánh-thể.

(Coi thêm bài “Tại sao ta phải đi lễ và chiu lễ” trong website “NhómBảoHòaLA.com”, mục lục phụ “Tâm linh và luân lý)


Khi nhận ra rằng mình phải lễ để được nuôi dưỡng Tâm-linh thì trả lời câu hỏi rằng: “Ngày nào đi lễ cũng bằng đó kinh kệ giống nhau thi đi lễ làm gì”, xin trả lời: hằng ngày ta vẫn ăn cơm gạo giống nhau mà vẫn phải ăn đi ăn lại.


Đến đây chúng tôi xin bàn sang một đề tài khác là “Xưng tội”:

Chính chúa Giêsu đã lập ra bí tích Hòa-giải nhưng những nghi thức ta thấy ngày nay là do Giáo-hội đặt ra khoảng năm 1250. Đây là một bí tích thật cao quý đẹp đã để con người được hòa giải với Thiên-chúa, nhưng trong thực tế thì nó cũng lại là một việc mà chúng ta ngại ngủng nhất.

Vậy trước khi nói về mặt tích cực, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn nhưng băn khoăn trở ngại trong việc dẫn bước vào tòa giải tội:

Tâm lý chung là không ai có đủ can đảm để nói ra tội lỗi mình với người khác một cách thành thật, dù biết là vị Linh-mục có bổn phận phải giữ kín v.v. nhưng có một lý do làm ta bớt ngại ngùng đó là sự thực thì các tội lỗi của ta cũng là những thứ tội mà rất nhiều người đã phạm chứ cha giải tội không đến nỗi ngỡ ngàng đâu.

Cũng có vài linh mục cũng đã đi quá đà như là nghiêm khắc quá đáng hoặc thọc mạnh quá mức v.v. đây là điều mà xin các linh mục và các bề trên cần lưu tâm vì những chuyện này được lan truyền ra và làm nản lòng giáo dân đi xưng tội. Thực ra trong Giáo-luật cũng có khoản cho phép linh mục được từ chối bạn phép lại tôi cho một ai đó nhưng trường hợp này hầu như khó xảy ra nên xin các cha không nên đe dọa. Xin các cha dùng lời ôn tồn khuyên bảo thi dễ làm cho hối nhân cảm nhận được lòng nhân ái của cha và của Chúa hơn.

Con người phạm đi phạm lại là chuyện thực tế, ta biết vậy và Chúa cũng biết vậy. Người đi xưng tội không nên nghĩ rằng: xưng tội rồi lại phạm tội nữa thì xưng làm gì.

Có thể ta không cảm nhận được ta có lòng ăn năn thật sự nhưng cứ cố gắng đặt vào đầu minh những tư tưởng ăn năn thống hối và cố gắng sửa đổi và cầu xin Chúa giúp nghị lực. Không ai chỉ xưng tội một lần và sửa đổi ngay được. Chúa biết thế.

Có vài chi tiết mà nếu thiếu sót cũng không nên e ngại là việc xưng tội không thành, ví dụ: quên không làm dấu lúc đầu, không nói ra là con đã xưng tội lần cuối khi nào, hoặc quên số tội bao nhiêu lần hoặc không nhớ rõ việc đền tội. Chỉ có việc quan trọng hơn cả là lòng ăn năn thống hối mà thôi.


Tuy có vài trường hợp cá biệt, vi du: Hối nhân không thể xưng tội với một linh mục nào đó hoặc không thể xưng ra một tội nào đó, ví dụ: Một tội có liên hệ đến chính cha giải tội, hoặc liên hệ giữa mình và cha giải tội, nếu nói ra thì mình không thể lường được hệ lụy gì sẽ xảy ra khi xưng tội này với chính cha đó; hoặc hối nhân là một tội phạm với quốc gia, mà với trách nhiệm công dân, cha giải tội có bổn phận phải tố cáo và nếu xưng tội ra sẽ làm cho cha khó xử; Rồi đến các trường hợp thông thường hơn đó là “quá xấu hổ”, khi mà mình có vai trò mô phạm nào đó trong cộng đồng xã hội hoặc thân thiết với cha giải tội v.v. là trường hợp nên được thông cảm hơn là lên án.


Trên đây là vài trường hợp cá biệt điển hình mà theo vài linh mục đáng tin cậy thì những trường hợp ta giấu tội có thể được kể vào tình trạng “Thiếu tự do” nghĩa là dù giấu tội cũng không có tội (vì yếu tố tự do là một trong ba yếu tố để bi kể là pham tội) và khuyên rằng trong trường hợp này, hối nhân có thể giục lòng ăn năn tội và hoãn việc xưng tội cho đến khi thuận tiện (theo giáo luật, điều 916).

Và mới đây đề tài này đã được vài linh mục giải thích công khai trên tòa giảng trực tuyến rằng: Nếu có tội trọng nhưng chưa tiện đi xưng tội thì cứ ăn năn tội (cách trọn) và lên rước lễ rồi xưng tội sau.

Đây không phải là điều mới lạ nhưng vì e ngại có sự lạm dụng nên nhiều cha đã không muốn phổ biến từ trước tới nay.


Các rắc rối các rắc rối về hôn nhân:

Ngày nay, các rắc rối về hôn nhân như sống chung mà không có phép hôn phối của Giáo hội hoặc ly dị rồi tái hôn mà không có phép thuận (nullify) v.v.

Đây chúng tôi chỉ xin nói đến lãnh vực rắc rối hôn nhân liên hệ đến xưng tội và rước lễ mà thôi.

Theo luật lệ trước đây thì các tình trạng rắc rối hôn nhân không được tham dự vào các bí tích hòa giải và phép thánh thể. Nhưng từ khi ĐGH Francisco đặc cách cho phép các cha giải tội được quyền tha tội và tha vạ cho các hối nhân đến tòa hòa giải. Vậy chúng ta cần nên phổ biến rộng rãi hơn để họ được tìm đến con đường giải thoát.

Để giải thoát tình trạng của họ thì giản dị là họ đến gặp một linh mục để tham khảo và để có thể hòa giải với Chúa và Giáo-hội và có thể được hợp thức hóa tình trạng vợ chồng.

Ít người hiểu rằng đây là một thay đổi tuy âm thầm nhưng gây tác động lớn lao trong giáo hội. Có lẽ đây là sáng kiến của ĐGH để tìm ra một giải pháp để đúc kết cho hội nghị các GM thế giới năm 2015 về gia đình và hôn nhân. Hội nghị này vẫn chưa đi tới kết thúc nào vì bất đồng ý kiến giữa hai khối 50/50 và nay thì ĐGH đã đặc cách trao quyền cho các cha giải tội được quyền giải quyết tình trạng gia đình theo từng trường hợp, kể cả những trường hợp phá thai.

Do vậy bao nhiêu người đã được trở về sinh hoạt chung với cộng đồng. Và chúng ta nên tìm đến những người chung quanh để đem tin lành này đến cho họ.


Xin nhắc lại là ĐGH Francisco khi cho phép các cha giải tội được giải quyết cho các gia đình gặp trở ngại là một quyết định tuy âm thầm và đơn giản nhưng lại là một thay đổi to lớn trong đường lối Giáo hội xử trí với việc hòa giải hôn nhân từ bao thế kỷ. Ngày xưa, việc hóa giải hôn phối là tại Vatican và nhiều chục năm nay được chuyển về các địa phận địa phương và tiến trình hòa giải phải kéo dài mấy năm cho nên thời nay không ai tìm đến giải pháp này nữa. Cho nên việc đơn giản hóa của ĐGH là một giải pháp thực tế trong cuộc sống.

Đến đây chúng tôi lại liên tưởng đến ĐGH Gioan Phalo II, khi Ngài lập ra lễ ”Lòng Chúa Thương Xót”. Lễ này không phải là một đại lễ ổn ào như các lễ khác trong năm nhưng nó có âm hưởng sâu rộng đến đường hướng giáo dục trong Giáo-hội. Theo cổ truyền, thì nặng giảng dạy về hình phạt và Hỏa ngục, mà nay thì đổi hướng sang “Lòng Thương Xót của Chúa”.


Xin Chúa soi sáng cho các Đấng có thêm sáng kiến để cập nhật phương cách giữ đao thich hợp với thời thế.


Để kết luận: Chúng tôi xin mình định rằng bài viết trên đây không có tính cách giảng dạy mà chỉ là chia sẻ ý kiến riêng của chúng tôi theo sự học hỏi và suy luận riêng của chúng tôi.

Hy vọng bài này giúp ích ít nhiều cho các bạn trẻ và các rắc rối về hôn nhân.


Nguyễn Thất-Khê.


11 views0 comments

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page