top of page
Nguyễn Thất-Khê

Nạn Đồng Tính, và nhiều vấn nạn xã hội nổi cộm ngày nay.

Nạn Đồng Tính, và nhiều vấn nạn xã hội nổi cộm ngày nay.


Có nhiều vấn nạn xã hội đang nổi cộm trong cuộc sống hôm nay, nhất là tại nước Mỹ, như là đồng tính luyến ái… Dù ủng hộ hay chống đối, ta phải đối diện với sự hiện hữu và thực tế của những vấn đề này.


Ta cũng thấy vài vấn nạn khác mà hình như có liên hệ ít nhiều đến lãnh vực đồng tính ở trên, đó là nạn ấu dâm, chuyển đổi giới tính... Tất cả đều có ít tương đồng về tình dục và tính dục.


Liên tưởng xa hơn nữa, người ta thấy những thập niên gần đây, nhiều trẻ sinh ra dị hình dị dạng hoặc nội tạng thiếu sót, v.v. Có nhiều kết luận cho là do thiếu dinh duởng, thiếu vệ sinh hay ảnh hưởng của chất hóa học (da cam, phóng xạ…), ngay cả các thứ thuốc thông dụng, sau nhiều năm sử dụng mà nay mới khám phá ra có nguy cơ tai hại, làm cơ thể biến thái. Tất cả mấy vấn nạn này chỉ nổi cộm ở vài thập niên gần đây.


Tôi không chuyên môn trong lĩnh vực này, mà chỉ kể lại vài điều nghe được trong những buổi mạn đàm của thiên hạ, ví dụ:


- - Ở vấn nạn đồng tính: Tuy gọi là đồng tính nhưng trong hai người vẫn có một người có tính của phái nam và người kia có chất của phái nữ nghĩa là vẫn có sự lệch lạc nội tâm.

-

Vài chục năm về trước, nạn sống chung đồng tính vẫn còn trong tình trạng kín đáo, nhưng này thì tình trạng này đã thành công khai và giới này đã trở thành một thành phần đáng kể trong xã hội. Ở vài nơi, giới này đã được hợp pháp hóa như một cơ chế hôn nhân, nhưng việc này vẫn gặp nhiều chống đối và hiện nay thì ở vài tiểu bang trên nước Mỹ và bên âu châu đã có sáng kiến thành lập một cơ chế để hai người có thể có quyền pháp lý về mặt xã hội để họ có thể sở hữu tài sản và ký kết hợp đồng như kiểu Partnership. Cơ chế này chỉ nhắm giải quyết về mặt pháp lý và xã hội chứ không có liên hệ gì đến cuộc sống riêng tư của họ cũng như không đá động gì đến lãnh vực luân lý đạo đức.

Và có lẽ vì vậy nên vừa rồi ĐGH Francisco mới chấp nhận cơ chế này chăng? Vì đây là một giải pháp có thể trả lời cho nhiều mặt, đó là:

Phía tôn giáo không phải công nhận họ như một cơ chế hôn nhân và phía xã hội cho họ được cơ chế để xử lý với công chúng. Còn vấn đề hôn nhân và luân lý là chuyện riêng tư của họ.

- - Ở vấn nạn chuyển giới thì có thể rõ ràng hơn: Đó là một người có ngoại hình của một giới nhưng về nội tâm (và có thể là nội tạng) có khuynh hướng giới tính ngược lại. Vậy ta có thể đoan là cơ thể người này có vấn đề?


- - Ở vấn nạn ấu dâm: Vì lý do này khác, người ta chỉ nói đến các vị Tu-sĩ nhiều hơn, tôi chỉ xin phân tích vấn đề như sau: Là Tu-sĩ, họ được huấn luyện về đạo đức và chính cái địa vị trong cuộc sống cũng đặt họ vào vị trí đạo mạo, chắc chắn rằng họ cũng cố gắng chống trả mọi cám dỗ nhưng vì một sự đòi hỏi quá độ nào đó vẫn đẩy họ vào sa ngã, mất tự chủ. Vậy sức cám dỗ mạnh mẽ này có phải do một chất liệu vật lý hay nội tâm nào đặc biệt nào đó không? Điều trái tự nhiên ở đây là người ta chỉ thích người đồng phái và ấu nhi.


- Vấn nạn li dị: Hồi còn nhỏ (hơn 80 năm về trước), chúng tôi không hề nghĩ đến li dị, bỏ vợ bỏ chồng, mọi gia đình sống trong trật tự mà chúng tôi gọi là “lễ giáo gia đình”. Nay thì kiểu lễ giáo này không còn nữa và thế hệ trẻ ngày nay coi việc ly dị là chuyện thường nhưng với lớp người chúng tôi thì vẫn coi là đau lòng!

Ai lập gia đình cũng muốn có một gia đình bền vững, hạnh phúc suốt đời, nhưng tại sao không thực hiện đuợc, đó là tại vi ít người muốn hy sinh quyền lợi và sở thich riêng tư của mình để đặt gia đình lên trên hết, đây là mấu chốt của sự tan rã gia đình phải đuợc chú trọng trên hết trong việc giáo dục vợ chồng và thứ hai là phải luyện tập cho mọi bên ý thức đuợc đức tính nhẫn nhục để chịu đựng cho phía bên kia có dịp sửa đổi.

Sau hai yếu tố kể trên, nghĩa là khi một bên đã cố gắng hết sức để xây dựng mà vẫn thất bại thì ta cũng phải chấp nhận việc ly dị nghĩa là xã hội phải đón nhận tình huống các gia đình tan nát và đám con cái bơ vơ.

Phía Giáo-hội xưa nay vẫn lên án gất gao việc ly dị và nhiều bàn luận nội bộ vẫn diễn ra… cho tới gần đây ĐGH Francisco đã có một đường lối rất êm dịu và tế nhị, đó là cho phép các Linh-mục đuợc quyền giải quyết vấn đề cho từng tỉnh huống riêng biệt theo từng trường hợp.

Giải pháp này của ĐGH có những khác biệt và đã đem đến kết quả ra sao: Khác với các kiểu mẫu giải quyết xưa kia, đều không còn thích hợp với thời nay, ví dụ:

Những quy luật và cách thức giải quyết những rắc rối về hôn nhân và tiêu hôn v.v., tuy được phân quyền xuống các địa phận ở các nước, nhưng vẫn dựa vào mọi nguyên tắc và thủ tục rườm rà, chờ đợi cả vài năm, làm cho nhiều người nản lòng và số người tự động tái hôn đã tăng gấp bội. Hơn nữa, ta thấy những luật lệ này là do con người đặt ra nghĩa là do cá nhân hay văn phòng nào đó ở Tòa-thánh, mà phần lớn đều dựa trên những suy tư theo văn hóa, phong tục của Âu-phương, không thể bao quát được cho mọi khía cạnh, mọi tình huống, và các tầng lớp văn hóa rất khác biệt ở mọi nước trên thế giới.

ĐGH Francisco, sau khi gặp nhiều khó khăn ở đại hội Giám-mục thế giới về gia đình năm 2015-2016, đã tìm ra một giải pháp rất khéo léo đó là phân quyền thêm một cấp nữa xuống cho đến hàng các Linh-mục. Cho phép các cha giải-tội được giải quyết các tình huống gia đình cho từng trường hợp cá nhân, giải pháp này thật là uyển chuyển, vì nếu có giải quyết một trường hợp nào đó sai sót thì cũng chỉ ảnh hưởng đến từng cá nhân chứ không ảnh hưởng đến số đông.


- Vấn nạn phá thai: Phải phân biệt hai lĩnh vực khác nhau đó là quyền người mẹ và bảo vệ thai nhi. Việc ủng hộ hay chống đối bằng pháp luật không thể là toàn quyền thuộc về chính phủ mà quyền tối hậu là là đương sự vì chỉ có con người mới có quyền tự do tối hậu để xử cho mình làm lành hay phạm tội.

Nạn phá thai là một vết thương trầm trọng trong xã hội, phải tìm phương pháp để chấm dứt.

- Giết một thai nhi, một con người, là một tội phạm, không thể biện luận.

- Nhưng ở đây người chủ xướng là người mẹ. Ta phải nhìn nhận một yếu tố quan trọng đó là không người mẹ nào muốn giết con. Đa số các người mẹ tương lai này đều không muốn bỏ đứa con của mình, nhưng hầu hết đều vì hoàn cảnh kinh tế hoặc nghèo đói, không đủ tiền thuốc men lúc mang thai hoặc là không đủ khả năng nuôi con sau này. Và đây là thực trạng xã hội ngày nay. Xin hãy nhìn xuống lớp người này để gần gủi họ và để nhìn thấy những sự khổ sở khó khăn của họ, để hiểu họ. Nếu xã hội không nhìn ra trách nhiệm của mình hoặc thờ ơ thì xin hãy kết tội xã hội trước.

----------------------------------------------------

11 views0 comments

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page